Di sản Nguyễn Đình Phúc

Theo báo chí Việt Nam nhận định, Nguyễn Đình Phúc đã để lại một bộ sưu tập đồ sộ các sáng tác nhạc, họa và các công trình nghiên cứu về âm nhạc.[46] Sau khi qua đời, ông vẫn còn nhiều tác phẩm ở các lĩnh vực âm nhạc, văn học vẫn chưa công bố.[2] Những người bạn trong lĩnh vực nghệ thuật thường cho rằng Nguyễn Đình Phúc "trọng tài, trọng tình", đồng thời họ cũng cho biết ông dành cả cuộc đời để cống hiến hết mình cho nghệ thuật.[46]

Trong đêm chung kết Cuộc thi tiếng hát truyền hình năm 1998 do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, ca sĩ Trọng Tấn đã nhận được lời khen ngợi từ ban giám khảo khi trình diễn bài "Tiếng đàn bầu" và giành giải nhất.[3][46] Bài hát cũng một lần nữa xuất hiện trong đêm nhạc "100 năm Nguyễn Bính" tổ chức năm 2018.[47] Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Phúc, Cục Nghệ thuật biểu diễnBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật "Tiếng đàn bầu" vào ngày 17 tháng 10 năm 2019, tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm tri ân Nguyễn Đình Phúc.[48][11] Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ, ca sĩ Trọng Tấn, Lan Anh.[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn Đình Phúc //www.worldcat.org/oclc/1223293284 //www.worldcat.org/oclc/271705047 //www.worldcat.org/oclc/682149444 //www.worldcat.org/oclc/701746655 http://daidoanket.vn/cung-thanh-la-tieng-me-450016... http://www.cinet.gov.vn/amnhac/main.asp?c1=27&ArID... http://tapchimythuat.vn/my-thuat-hien-dai-viet-nam... https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/vi/podc... https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20170128-thuong-nho... https://vnexpress.net/tac-gia-tieng-dan-bau-qua-do...